4.0 cho ngành tôm Việt

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại hai hội thảo Khoa học công nghệ phục vụ nuôi tôm công nghệ cao và Đổi mới để ngành tôm thành công do Tổng cục Thủy sản, Hội nghề cá Việt Nam và tỉnh Bạc Liêu phối hợp tổ chức ngày 28.4.

mô hình tôm lúa được xem là mô hình bền vững trong nuôi tôm
Mô hình tôm lúa được xem là mô hình bền vững trong nuôi tôm

Hàng loạt những công nghệ mới đã được giới thiệu tại hai cuộc hội thảo. Trong đó, đáng chú ý là hiện trạng và định hướng phát triển ngành tôm Việt; thành tựu và kế hoạch phát triển tôm sú bố mẹ Moana; những tiến bộ khoa học và ứng dụng trong dinh dưỡng tôm; nuôi tôm thâm canh công nghệ Biosipec; những vấn đề nuôi tôm mật độ cao; giải pháp và ứng dụng trong dinh dưỡng cho tôm; nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng hệ thống sản xuất biosipec; nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ vi sinh đa dưỡng, hoàn toàn không thay nước và có khả năng tái sử dụng nước; phương pháp phối kết hợp để phát triển giống tôm SPF;…

Tuy nhiên, để 4.0 thật sự áp dụng vào ngành tôm, TS Trần Đình Luân, Phó Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT nhấn mạnh, ngành tôm đứng trước thách thức và thời cơ phát triển mới. Việc áp dụng công nghệ mới là giải pháp đưa ngành tôm Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

Theo TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, hơn 10 năm qua, con tôm luôn là chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây luôn đạt 3 – 4 tỉ USD/năm, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Thắng cũng cho rằng, để đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỉ USD vào năm 2025, chúng ta cần có sự thay đổi mạnh mẽ từ công tác quản lý ngành đến các vấn đề về tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành chuỗi giá trị con tôm… Trong đó, cần lấy công nghệ cao làm phương châm phát triển bền vững, giúp người nuôi tôm tiếp cận, ứng dụng được các tiến bộ khoa học một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Các đại biểu cho rằng, một khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng, sinh trưởng tôm là nguồn thức ăn. Thế nhưng, hiện nay có nhiều cơ sở chế biến thức ăn cho tôm song hàm lượng tạp chất dư thừa trong tôm còn cao.

Bên cạnh đó, cần tăng cường nghiên cứu chọn tạo giống, gia hóa theo kế hoạch hợp đồng quốc gia, sản phẩm quốc gia. TS Thomas (Neovia Việt Nam) lưu ý: Khi tôm bố mẹ khỏe sẽ tạo ra con giống khỏe mạnh và phát tiển tốt. Tuy nhiên, quá trình nhân giống đến khi thu hoạch cần một quy trình liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này sẽ mang đến giá trị hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người nuôi.

Tôm nước lợ Việt Nam tập trung ở 28 tỉnh ven biển với diện từ 656.425ha lên 721.100ha; sản lượng tăng từ 482.200 tấn lên 683.400 tấn trong 10 năm qua. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,8 tỉ USD.

0938880224